Khám phá nét văn hóa độc đáo của Đài Loan


Phong tục tập quán của người Đài Loan rất gần gũi với phong tục tâp quán của người Việt Nam, thời gian tính theo cả dương lịch và âm lịch, phong tục cúng lễ, đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng 1, ngày giỗ thờ cúng tổ tiên… Các lễ hội thường diễn ra quanh năm với sự đa dạng và phong phú, thu hút vô số du khách một lần đến trải nghiệm và hòa mình trong không khí lễ hội vui nhộn và đặc sắc tại nơi đây…



Lễ hội đèn lồng Đài Bắc



Ngày rằm tháng Giêng, lần đầu tiên trăng tròn trong năm là ngày diễn ra lễ hội đèn lồng. Người ta nói rằng lễ hội có thể liên quan đến một truyền thuyết nhà Hán. Bắt đầu từ thời nhà T'ang, ngày rằm tháng giêng, tháng bảy, và tháng mười âm lịch được gọi là "Thương Nguyên, Trung Nguyên, và Hạ Nguyên. Nghi Lễ được tổ chức cho Ngọc Hoàng ngày Thượng Nguyên, với thần Đất vào Trung Nguyên, và thần Nước vào Hạ Nguyên". Tất cả các chùa tổ chức lễ trong các ngày này.

Lồng đèn trang trí truyền thống được làm từ tre. Nhưng trong những năm gần đây, lồng đèn điện đã trở nên phổ biến hơn. Có vô số lồng đèn với kiểu dáng khác nhau, thường có thể được chia thành 2 loại thứ nhất là lồng đèn có hình động vật, hoa, con người, v.v... Loại thứ 2 dựng các cảnh từ các truyền thuyết. Ngoài việc trưng bày lồng đèn, lễ hội còn có các cuộc thi đố đèn lồng, ăn "Tang Yuan", một loại bánh gạo nếp, tượng trưng cho sự gắn kết, hòa thuận trong gia đình.


Lễ hội đèn lồng Pinghsi



Pinghsi nằm ở một vùng núi xa xôi ở Đài Bắc. Trong thời gian cai trị của Hoàng đế Daoguang triều Ching (1820-1850), người định cư đến từ tỉnh Phúc Kiến, các cư dân này thường là nạn nhân của cướp hoặc giết người. Vì vậy, sau mùa thu hoạch, dân làng đem đồ đạc của họ lên những ngọn đồi giấu. Trước lễ hội đèn lồng, những người đàn ông sẽ đi xuống đồi để tìm hiểu tình hình trong làng, họ sẽ thả đèn lên trời để báo hiệu rằng an toàn và gọi dân làng khác về nhà. Về sau việc thả đèn có ý nghĩa cầu nguyện, và người dân tin rằng lồng đèn càng bay cao, thì thượng đế sẽ nghe thấy lời cầu nguyện của họ.

Hoạt động thả đèn trời được tổ chức trong lễ hội đèn lồng. Lồng đèn có hình dạng trông như một chiếc giỏ được làm bằng giấy cotton, và khung được làm bằng nan tre uốn thành. Tim đèn làm bằng bông tẩm dầu hỏa. Khi đèn lồng được thắp sáng và không khí bên trong nóng lên, đèn sẽ bay lên. Bầu trời đêm được thắp sáng với vô số ngôi sao lấp lánh.


Lễ hội hoa Tung ở Hakka

Vào mùa xuân, hoa của cây Tung nở khắp sườn núi nhiều vùng nông thôn có nhiều đồi núi của Đài Loan. Hoa nở dày đặc trên cây và phủ trên một thảm dày trên mặt đất giống bông tuyết khi nhìn từ xa, nên được gọi là "Tuyết tháng 5".

Trong lễ hội hoa Tung Hakka, cách tốt nhất để thưởng thức vẻ đẹp của hoa Tung là đi lang thang dọc theo một trong những con đường mòn tại một số huyện Tân Trúc và Miaoli, có rất nhiều câu Tung. Ngoài ra du khách có thể tại một quán cà phê ngoài trời và thưởng thức một tách trà hay cà phê dưới tán cây Tung.

Lễ hội đua thuyền rồng



Mùa hè là thời gian khi bệnh lây lan một cách dễ dàng nhất. Lễ hội thuyền rồng bắt đầu như là một dịp để đuổi tà ma và bệnh tật, mang lại sức khỏe, an lành. Lễ hội này sau đó được thêu dệt bằng những truyền thuyết của nhà thơ yêu nước Chu Nguyên, người đã tự sát trên sông Milo. Cuộc tìm kiếm thi thể của ông ta đã trở thành tập tục đua thuyền rồng.

Các cuộc đua thuyền rồng được tổ chức tại nhiều khu vực xung quanh đảo. Cuộc đua thuyền rồng, thường được gọi là "Balongchuan" ở Đài Nam. Nghi thức phải được tổ chức trước và sau khi sự kiện này như khấn thỉnh ngọc hoàng, hạ thủy thuyền rồng, và tạ ơn các con sông. Các món ăn phổ biến nhất trong lễ hội là "Tsung Tzu" (bánh bao gạo), ban đầu để tưởng nhớ Chu Nguyên, nhưng dần dần phát triển thành một món ăn ưa thích của Trung Quốc, có nhiều hương vị khác nhau.


Rằm tháng 7



Tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, bắt đầu từ bình minh ngày mồng 1, khi các cửa âm phủ mở, và kết thúc vào ngày 29 khi cửa âm phủ đóng lại.Người ta cúng để cầu sự cứu vớt cho các linh hồn trong lễ này, đặc biệt là vào ngày rằm.

Theo truyền thống, mỗi hộ gia đình đã chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi, và các thứ khác; họ cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu, hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân qua đời cũng như linh hồn những người không có con cháu.
Việc ném lồng đèn nước là một phong tục lâu đời. Mục đích quan trọng nhất là giúp soi sáng đường cho những linh hồn bị mất trong nước, gọi các linh hồn lên mặt đất để hưởng đồ cúng, và cầu nguyện cho các linh hồn được đầu thai. Người ta nói rằng, lồng đèn ném càng xa thì trong năm mới càng được nhiều tài lộc.


Lễ hội Toucheng Chiang Ku

Lễ hội Toucheng Chiang Ku có nguồn gốc từ nhà Ching (1820 -1850), một người tên là Wu Sha dẫn đầu một nhóm người di cư từ Trung Quốc đến Yilan. Lễ Toucheng Chiang Ku được tổ chức để cúng cho những linh hồn lang thang trong tháng cô hồn và tránh điều không may. Người ta nói rằng những người di cư đến Đài Loan, và sau khi họ qua đời, nhiều người không có gia đình cúng cho họ, và người ta tin rằng nếu người chết xa nhà và không có ai cúng thì sẽ trở thành ma.

Chiang Ku, một cuộc thi giật đồ cúng và cờ từ các tháp tre cao để tỏ lòng tôn kính với những linh hồn lang thang. Có hai loại tháp, một loại được gọi là "Fan Peng", cao khoảng 6 mét, với một giỏ gạo lớn được đặt trên đỉnh. Sau một nghi thức được thực hiện bởi các thầy tu, người ta tin rằng bóng ma lang thang đã ăn và sẽ không làm hại họ. Loại thứ hai "Ku Peng", cao khoảng 12 mét. Nhiều đồ cúng gồm thịt gà, vịt, thịt heo, hải sản, bánh bao, v.v... được treo trên đỉnh, vàng và 1 lá cờ nhỏ được gắn lên. Người ta tin rằng treo cờ lên một thuyền đánh cá sẽ an toàn và đánh bắt được nhiều. Mỗi đội có 5 người tạo thành 1 kim tự tháp, dùng dây để leo lên. Tháp được bôi mỡ bò để gây khó khăn có các đội. Khi các đội lên đến chân cột, họ tiếp tục leo lên tháp cao để lấy cờ, ném đồ cúng đám đông bên dưới. Khi lấy được lá cớ cũng là lúc buổi lễ kết thúc. Các đội chơi đòi hỏi phải có sức mạnh, kỹ năng, dũng cảm và tinh thần đồng đội. Sau khi kết thúc cuộc thi, vì sợ những linh hồn lang thang sẽ không muốn quay trở lại âm phủ, người ta làm lễ thần Chung Kuei (một vị thần bảo vệ con người khỏi ma quỉ) để đưa tiễn các bóng ma.

 Công ty chuyên tổ chức Tour du lịch Đài Loan -- Sưu tầm

Blog Cảnh đẹp du lịch

Tất cả các hình ảnh được sưu tầm chọn lọc ra những tấm hình đẹp nhất để các bạn làm tư liệu viết bài.